Richard Demille Wyckoff là một trong những người tiên phong từ những năm đầu thế kỷ 20 trong việc áp dụng phân tích kỹ thuật để nghiên cứu thị trường chứng khoán. Ông được coi là một trong năm huyền thoại về phân tích kỹ thuật, cùng với Dow, Gann, Elliott và Merrill. Trong bài viết này mình sẽ chia sẽ 3 quy luật nền tảng ứng dụng để phân tích kỷ thuật trong lý thuyết của Wyckoff. Mình tin, nếu hiểu được ba quy luật này có thể sẽ giúp mọi người cải thiện rất nhiều trong việc đầu tư/trading của mình. CHo nên mọi người hãy xem hết nhé!
Nội dung bài viết
Quy luật cung và cầu
Quy luật cung cầu là một quy luật cơ bản của nền kinh tế, và nó cũng ứng dụng được với thị trường tài chính. Cơ bản của quy luật như sau: Nếu như cầu lớn hơn cung, thì giá của sản phẩm sẽ tăng, ngược lại nếu cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm. Và nếu như cung và cầu cân bằng thì giá của sản phẩm sẽ được duy trì ở một mức nào đó.
Quy luật cung cầu này rất phổ biến và nhiều người biết tới nhưng thường bị hiểu sai khi áp dụng. Giá tăng bởi có nhiều người mua hơn người bán hoặc giá giảm vì có nhiều người bán hơn người mua. Đây theo mình là một cách hiểu sai vì trên thị trường sẽ luôn luôn có người mua và người bán bằng nhau, để có một người bán được sẽ phải có một người sẵn sàng mua sản phẩm đó.
Cách hiểu đúng của lý thuyết cung cầu khi áp dụng vào thị trường tài chính một cách đúng đắn hơn là quy ra tiền, tức là nếu có 100 tỷ nhu cầu mua cổ phiếu lớn hơn 10 tỷ cung bán ra thì khả năng cao cổ phiếu sẽ tăng giá, ngược lại nếu có 100 tỷ cung cổ phiếu bán ra mà có cầu ít hơn ví dụ như 20 tỷ thì khả năng giá sẽ giảm. Cho nên cũng có thể suy ra, quan điểm của một Big Boys nắm trong tay 100 tỷ sẽ có sức mạnh hơn 100 ng chỉ có 100 triệu.
Quy luật nhân quả
Trong đời sống thường ngày mọi người đã nghe đến luật nhân quả rồi phải không. Trên thị trường tài chính cũng có nhé 😀
Quy luật cơ bản nó là một việc (giá tăng/ giảm) không phải tự nhiên xảy ra, mà để giá thay đổi cần có một nguyên nhân được xây dựng trước đó.
Nói chung, theo Wyckoff, nguyên nhân được hình thành thông qua một sự thay đổi, chuyển giao lớn cổ phiếu giữa các nhà giao dịch có thông tin tốt (thường là nhà đầu tư tổ chức, tay to, big boys…) và các nhà giao dịch không có hiểu biết, thiếu thông tin (thường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ..)

Áp dụng vào phân tích kỷ thuật trên đồ thị. Để giá hình thành xu hướng giảm thì trước đó có nguyên nhân là sự phân phối cổ phiếu. Phân phối cổ phiếu từ những nhà đầu tư tổ chức, Big Boys … sang những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin. Và để giá hình thành xu hướng tăng thì trước đó nguyên nhân là sự tích lũy cổ phiếu từ những nhà đầu tư nhỏ lẻ sáng những nhà đầu tư lớn, tổ chức, big boys, tạo lập … Khi xu hướng kết thúc thì một nguyên nhân khác lại bắt đầu hay có thể hiểu là khi xu hướng giảm kết thúc thì quá trình tích lũy bắt đầu, khi xu hướng tăng kết thúc thì quá trình phân phối bắt đầu.
Một khía cạnh quan trọng của quy luật nhân quả này đó là kết quả sẽ tỷ lệ thuận với nguyên nhân, Tức là nguyên nhân càng lớn thì kết quả sẽ càng lớn và ngược lại, nguyên nhân nhỏ sẽ có kết quả nhỏ. Áp dụng vào phân tích đồ thị thì có thể hiểu như sau: nếu quá trình tích lũy càng nhiều, trong thời gian càng dài thì xu hướng tăng sau đó sẽ càng mạnh, hoặc nếu quá trình phân phối càng nhiều trong thời gian càng lâu , thì xu hướng giảm sau đó sẽ càng mạnh. Ngược lại nếu quá trình phân phối ít thì xu hướng giảm sẽ nhỏ hoặc quá trình tích lũy ít, ngắn thì xu hướng tăng sẽ ngắn.


Mình tin rằng nếu nhà đầu tư có thể nhận biết, phân tích được các nguyên nhân để giá hình thành xu hướng thì sẽ mang lại lợi thế cực lớn trong việc đầu tư trading của mình. Và Wyckoff có hướng dẫn cụ thể để nhà đầu tư có thể nhận biết được đâu là quá trình phân phối, đâu là quá trình tích lũy. Trong những video sau có thể mình sẽ nói chi tiết hơn về cách nhận biết. Nên mn hãy nhớ đăng ký kênh để không bỏ lỡ những video sau nhé.
Quy luật nỗ lực và kết quả
Trên thị trường tài chính, nỗ lực được đại diện bằng khối lượng (volume), còn kết quả được đại diện bằng giá.
Có nghĩa là hành động của giá phải phản ánh hành động của khối lượng. Mục đích là để đánh giá sự thống trị của bên mua hoặc bên bán thông qua xem xét việc giá và khối lượng có đồng thuận hoặc phân kỳ với nhau hay không?
Sự quan trọng của khối lượng (volume) giao dịch
Giá không phải là khía canh quan trọng duy nhất trên thị trường tài chính, mà bên cạnh đó khối lượng giao dịch còn quan trọng không kém. Khối lượng giao dịch biểu thị số lượng cổ phiếu (hợp đồng tương lại, …) được giao dịch trên thị trường. Khi một tổ chức, big boys, quan tâm đến một cổ phiếu, thì nó sẽ phản ánh ngay qua khối lượng được giao dịch. Khi có sự tham gia của họ thì khối lượng chắc chắn sẽ tăng lên.
Cho nên trong lý thuyết của Wyckoff khi phân tích đồ thị kỷ thuật, một nhà phân tích cần xem xét tổng thể hai yếu tố giá và khối lượng chung với nhau.

Sự đồng thuận hoặc phân kỳ
Sự gia tăng mạnh mẽ của khối lượng, cho thấy sự có mặt của các nhà giao dịch chuyên nghiệp, của dòng tiền thông minh đăng sau vận động của giá cổ phiếu.
Nếu nổ lực (tức khối lượng) đồng thuận với kết quả (tức giá) thì đây là dấu hiệu của sức mạnh của sự vận động của giá và có thể giá sẽ tiếp tục vận động theo xu hướng này. Ngược lại nếu khối lượng phân kỳ với giá thì đây là dấu hiệu của sự yếu kém, đuối sức của vận động và có sẽ giá sẽ chuẩn bị đảo chiều.
Một điều quan trọng cần lưu ý, sự vận động của giá tỷ lệ thuận với khối lượng. Cụ thể, nếu giá và khối lượng đồng thuận, một khối lượng lớn hơn (nổ lực lớn hơn) sẽ làm cho sự vận động của giá dài hơn, trong khi ít khối lượng (nổ lực ít hơn) sẽ làm cho giá vận động ngắn hơn.
Minh họa bằng hình dưới đây cho mọi người dễ hình dung.

Sự đồng thuận là khi biên độ tăng giá của nến tăng cùng với khối lượng tăng, còn sự phân kỳ như trên hình khối lượng giá tăng nhưng biên độ nến lại giảm, điều này gợi ý khả năng giá điều chỉnh hoặc đảo chiều trong thời gian sắp tới.
Ok, trên đây là những chia sẽ của mình về 3 quy luật cơ bản trong lý thuyết của Wickoff, hy vọng mọi người có thể hiểu và vận dụng trong quá trình đầu tư của mình.
Xin chào và hẹn gặp lại.